Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Dạy Kèm Bình Dương phân tích bài thơ Vội Vàng



Gia Sư Ở Bình Dương thấy rằng Vội Vàng đâu chỉ đơn thuần là những câu thơ miêu tả lại bức tranh mùa xuân, mà hiện thực cuộc sống trong vội vàng được tái hiện thông qua tấm lòng say đắm, cái nhìn thiết tha của xuân diệu với đời. Hẳn xuân diệu phải yêu cuốc sống này lắm nên mới viết lên được những vần thơ:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/day-kem-binh-duong-noi-ve-truyen-ngan-tam-tinh-cua-thach-lam.html

Tắt nắng, buộc gió là những việc con người bình thường không thể làm được. Song, nhà thơ còn điệp đến hai lần cụm từ tôi muốn, để khẳng định ước muốn mãnh liệt lưu giữ vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống, hi vọng luôn được thấy nắng vàng chói chang, rực rỡ màu đừng nhạt mất, hương đừng bay đi. Đó chính là cái tôi khát vọng vĩnh cửu hóa cái đẹp, là tiếng nói tuyên bố khát vọng, khẳng định lòng yêu tha thiết cuộc sốn, con người của xuân diệu. Tình cảm càng dâng trào mãnh liệt khi xuân diệu thúc giục mọi người tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm
Theo sau lời giục giã là điệp từ ta muốn cùng với hàng loạt hành động sở hữu, nhịp thơ dồn dập. Nếu ở đầu bài thơ nhà thơ bộc lộ cái tôi khát khao vĩnh cửu hóa cái đẹp bằng điệp từ tôi muốn thì ở khổ cuối bài thơ điệp từ ta muốn lại một lần nữa khẳng định khát khao đó, chỉ khác một điều đại từ ta cho thấy một cái tôi đối diện với cuộc đời, với chính mình, khẳng định bản ngã, âm hưởng vì thế càng kiêu hãnh hơn.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn siết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Gia Sư Dĩ An Bình Dương cho rằng những động từ ôm, siết, say, thâu diễn tả hành động chiếm hữu cả thể xác lẫn tâm hồn, thể hiện niềm khao khát, tận hưởng cao độ thiên nhiên đang ở độ đẹp nhất, quyến rũ nhất, đầy xuân sắc, xuân tình. Đỉnh điểm là cái tôi trữ tình say sưa, vồ vập, ôm siết cuộc đời một cách trọn vẹn, sung sướng của xuân diệu, ở câu thơ cuối:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi

Câu thơ mời gọi, cụm từ ta muốn và động từ mạnh cắn thể hiện tình cảm ở mức mãnh liệt nhất, cáo độ nhất, tưởng như nhà thơ muốn nếm trọn cuộc đời, biến cuộc đời thành một phần xác thịt của mình hay hòa mình vào cuộc đời.
xem thêm: gia sư tại bình dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.